Nội dung bài viết
- Hệ thống làm mát trực tiếp 1- Lọc, 2- Bơm làm mát động cơ, 3- Bình làm mát dầu bôi trơn, 4- ống nước làm mát ra khỏi động cơ, 5- Két nước cân bằng, 6- Bơm nước từ ngoài mạn tàu.
- Hệ thống làm mát gián tiếp của động cơ thuỷ 1- Lọc, 2- Bơm làm mát động cơ, 3- Bình làm mát dầu bôi trơn, 4- ống nước làm mát ra khỏi động cơ, 5- Két nước cân bằng, 6- Bơm nước từ ngoài mạn tàu, 7- Bình làm mát nước-nước
– Hệ thống làm mát có chức năng giải nhiệt từ các chi tiết nóng (piston, xylanh, nắp xylanh, xupap, v.v.) để chúng không bị quá tải nhiệt. Ngoài ra, làm mát động cơ còn có tác dụng duy trì nhiệt độ dầu bôi trơn trong một phạm vi nhất định để duy trì các chỉ tiêu kỹ thuật của chất bôi trơn.
– Chất có vai trò trung gian trong quá trình truyền nhiệt từ các chi tiết nóng của động cơ rngoài được gọi là môi chất làm mát. Môi chất làm mát có thể là nước, không khí, dầu, hoặc mộsố loại dung dịch đặc biệt.
– Không khí được dùng làm môi chất làm mát chủ yếu cho động cơ công suất nhỏ. Đa số ĐCĐT hiện nay, đặc biệt là động cơ thuỷ, được làm mát bằng nước vì nó có hiệu quả làm mácao (khoảng 2,5 lần cao hơn hiệu quả làm mát của dầu).
– Có thể phân loại hệ thống làm mát của ĐCĐT theo các tiêu chí sau đây :
• Theo môi chất làm mát – làm mát bằng nước, làm mát bằng không khí, làm mát bằng dầu và làm mát bằng các dung dịch đặc biệt.
• Theo phương pháp làm mát – làm mát bằng nước bay hơi, làm mát bằng đối lưu tự nhiên, làm mát cưỡng bức.
• Theo đặc điểm cấu tạo của hệ thống làm mát – hệ thống làm mát trực tiếp (hệ thống làm mát hở ) và hệ thống làm mát gián tiếp (hệ thống làm mát kín).
– Hệ thống làm mát trực tiếp bằng nước thường được áp dụng cho động cơ thuỷ hoặc động cơ đặt cố định tại khu vực gần sông, hồ. ở hệ thống làm mát trực tiếp, nước từ ngoàmạn tàu được bơm vào làm mát trực tiếp động cơ rồi được xả ra ngoài tàu.
– Hệ thống làm mát gián tiếp bằng nước được áp dụng rộng rãi nhất cho ĐCĐT sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. ở động cơ thuỷ, nước ngọt sau khi làm mát động cơ sẽ được dẫn đến bình làm mát nước-nước. Sau khi được làm mát bằng nước biển, nước ngọt được bơm trở lạtiếp tục làm mát động cơ . ở động cơ ôtô – nước ngọt làm mát trực tiếp động cơ, còn không khí làm mát nước ngọt trong bình làm mát nước – không khí .
– Hệ thống làm mát trực tiếp có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, giá thành thấp, hoạt động tin cậy. Tuy nhiên, so với hệ thống làm mát kín, hệ thống hở có những nhược điểm sau đây :
+ Các khoang làm mát của động cơ bị đóng cặn và bị ăn mòn nhanh do nước biển chứnhiều loại muối hoà tan. Để hạn chế ăn mòn, người ta gắn các cục kẽm trong khoang làm mát còn để hạn chế đóng cặn, phải duy trì nhiệt độ nước ra khỏi động cơ không cao hơn 55 độ C .
+ Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ được làm mát trực tiếp bằng nước biển cao hơn do phần nhiệt truyền từ khí trong xylanh ra nước làm mát nhiều hơn.