Lò hơi công nghiệp (Nồi hơi)

1/ Chức năng của lò hơi

Nhiệm vụ của lò hơi là chuyển hoá năng lượng từ các dạng khác nhau khi bị đốt cháy thành dạng năng lượng khác: nước nóng, nước b o hoà hoặc hơi quá nhiệt. Hơi quá nhiệt là hơi ở nhiệt độ và áp suất cao.

2/ Yêu cầu kỹ thuật nồi hơi

  • Thiết bị sinh hơi phải có năng suất hơi cao (Tấn/giờ), hiệu suất sinh hơi lớn.
  • Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu sản xuất: chất lượng nước nóng, hơi b o hoà hoặc hơi quá nhiệt.
  • Cấu tạo của thiết bị không quá phức tạp, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng.
  • Chi phí nhiên liệu riêng thấp, hiệu suất lò đốt cao.

3/ Phần loại lò hơi

Căn cứ vào mục đích sử dụng, lò hơi có cấu tạo khác nhau. Người ta phân loại các loại lò hơi như sau:

  • Theo chế độ tuần hoàn của nước: tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn cưỡng bức có bội số tuần hoàn lớn hoặc lò trực lưu.
  • Theo thông số (hoặc công suất của lò): lò hơi công suất thấp, trung bình và cao.
  • Theo chế độ đốt nhiên liệu trong buồng đốt: lò ghi thủ công, lò ghi nửa cơ khí và lò ghi cơ khí, lò đốt nhiên liệu rắn, lỏng hay khí, thải xỉ lỏng hay thải xỉ khô…
  • Theo sự phát triển của lò hơi: kiểu bình, kiểu ống lò, ống lửa, ống nước.
  • Theo công dụng có lò hơi tĩnh tại, nửa di động và đi động, lò hơi công nghiệp…

3.1/ Lò hơi dạng ống lò

Đây là loại lò hơi đơn giản nhất, dạng trụ, đốt nóng mặt ngoài. Người ta có thể tăng bề mặt truyền nhiệt của lò bằng cách bố trí trong bình lớn từ 1÷3 ống đường kính từ 500÷800 mm. Khói chuyển động trong ống lò và thoát ra lại tiếp tục đốt nóng mặt ngoài bình. Loại lò hơi ống lửa thường có năng suất nhỏ từ 2÷2,5 t/h. ống lò đặt lệch tâm so với bình để đảm bảo nước tuần hoàn trong bình.

Cấu tạo lò bình
Cấu tạo toàn thể lò bình

1- bao hơi (bình lò); 2- đáy bao hơi; 3- đôm hơi; 4- ống dẫn hơi ra; 5- đầu nối ống nước cấp; 6- tấm đỡ; 7- nắp đậy; 8- áp kế; 9- ống thuỷ; 10- van an toàn; 11- van hơi chính; 12- van đường nước cấp; 13- van một chiều; 14- van xả; 15- ghi lò; 16- không gian buồng lủa; 17- chỗ chứa tro; 18- cửa buồng đốt; 19- cửa thổi gió; 20- đường khói thải; 21- lớp lót tường bảo ôn; 22- lớp cách nhiệt; 23- móng; 24- đường khói thải đi ngầm; 25- ống khói; 26- là chắn điều chỉnh khói.

ống lò
Lò hơi ống lò

1- ống lò hình sang; 2- buồng đốt; 3- đường khói thứ hai;
4- đường khói thứ 3; 5- bệ đỡ; 6- đôm hơi; 7- ống xả.

sơ đồ ống lò
Sơ đồ tuần hoàn của nước trong lo hơi đốt ống lò

3.2/ Lò hơi ống lửa.

Loại lò hơi này ống lò thay bằng ống lửa với kích thước nhỏ hơn (50150 mm). Khói sau khi qua ống lửa quay về đốt nóng bên ngoài lò. Loại lò hơi này có bề mặt truyền nhiệt lớn hơn, nhưng về mặt công suất và chất lượng hơi còn bị hạn chế.

lò hơi ống lửa
Lò hơi ống lửa

3.3/ Lò hơi ống nước tuần hoàn.

Đối với loại lò hơi ống nước nằm ngang, các ống nước nghiêng nối với nhau bằng hai hộp góp. Hai hộp góp này được nối với bao hơi đặt dọc.

Lò hơi ống nước đứng. Để tăng cường độ tuần hoàn nước trong lò, các ống nước nghiêng chuyển thành các ống nước thẳng đứng.

3.4/ Lò hơi tuần hoàn cưỡng bức với bội số lớn.

Người ta dùng bơm để tăng khả năng tuần hoàn, khi đó lò sẽ làm việc theo chế độ tuần hoàn cưỡng bức với bội số tuần hoàn lớn.

lò hơi ống nước
Lò hơi ống nước đặt thẳng đứng 4 bao hơi

Lò hơi ống nước đặt thẳng đứng 4 bao hơi (Lò Gacbe). Để cân bằng áp suất và mức nước, giữa các bao hơi có ống liên thông. Nước được đưa vào bao hơi 1, theo cụm ống sau để xuống bao hơi 2, sang bao hơi
3, rồi theo cụm ống trước lên bao hơi 4.

3.5/ Lò hơi trực lưu.

Đặc điểm của loại này là môi chất làm việc một chiều, từ lúc vào ở trạng thái cấp nước tới khi ra ở trạng thái hơi quá nhiệt có thông số quy định. Ưu điểm của lò này là giảm được điện năng tự dùng cho bơm nước cấp vì lợi dụng thêm tuần hoàn tự nhiên của lò.

[row ] [col span=”1/2″ ]

1- đường đưa nước cấp; 2- bộ hâm nước; sấy; 5- bộ lấy hơi ra; 6- khỏi thải. 3- bề mặt đốt sinh hơi; 4- hao hơi;5- bơm tuần hoàn; 6- phần bề mặt đốt sinh hơi hấp thụ nhiệt bức xạ; 7- ống góp vào; 8- bộ quá nhiệt; 9- đường hơi ra; 10- buồng đốt.

[/col] [col span=”1/2″ ]

1- phần hấp thụ nhiệt bức xạ; 2- bộ quá nhiệt; 3- bộ hâm n-ớc; 4- bộ sấy; 5- bộ lấy hơi ra; 6- khỏi thải.

[/col] [/row]

Trong lò hơi có chu trình tự nhiên, nước được cung cấp bởi bơm 1, qua bộ hâm nóng nước 2 vào trống trên 3, nước được bốc hơi trong chu trình 4, 5 (Hình 1.3a). Hơi tạo ra ở trống 3 đi vào bộ qúa nhiệt 6, và tới nơi tiêu thụ.

2 comments

  1. em muốn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của lò hơi trực lưu được khộng ạ

  2. Ad có thể giải thích rõ nguyên lí hoạt động của lò hơi trực lưu giúp mình được không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.