Nội dung bài viết
Có thể thấy việc học solidworks đang ngày càng được nhiều người quan tâm và nó đang làm một phong trào đối đối những người học cơ khí hoặc kể cả những người không liên gì đến kỹ thuật. việc học solidworks cũng không khác nhiều so với học các phần mềm kỹ thuật khác, hiện có rất nhiều hình thức để có thể học cách sử dụng phần mềm
Lựa chọn phương pháp học cho phù hợp nhất
Có 2 trường phái chủ yếu hiện nay nhiều người đang sử dụng: Tự học và đến đến trung tâm đào tạo
1/ Tự học:
Đây là cách học đỡ tốn chi phí nhất và thậm chí là không tốn một đồng nào nhưng bù lại phải bỏ ra nhiều thời gian.
Hiện nay nguồn tài liệu phục vụ cho việc học solidworks đang rất nhiều trên internet với đầy đủ các phiên bản cũ và mới đều có: tài liệu do các kỹ sư viết để chia sẻ, giáo trình trong các trường đào tạo, các bài post trên mạng xã hội, blog,…. chỉ với bây nhiêu đó thôi nếu thật sự có thể khai thác được tốt thì đủ để thành thạo với phần mềm. Việc này đỏi hỏi sự kiên trì của người học là rất lớn vì nó rất dễ nhàm chán.
1.1/ Video trên youtube
Đây quả là một kho kiến thức rộng lớn cho người học solidworks, chỉ cần tìm kiếm từ khóa “học solidworks” trên youtube là có rất nhiều những video, channel hiện ra với đầy đủ nội dung hướng dẫn nhiều module trên phần mềm. Việc học sẽ thoải mái hơn rất nhiều khi có thể tùy ý chọn lựa những video giảng dạy.
1.2/ Tốn mốt số tiền nhỏ để mua khóa học và tài liệu
Đây là giải pháp tốt nhất cho những ai muốn tự học solidworks, rất chủ động trong việc học và các kiến thức mang lại cho người học là chính xác, đầy đủ và rất chất lượng. Hơn nữa khi đã bỏ tiền ra bạn sẽ cảm thấy quý trọng đồng tiền và học tập một cách nghiêm túc nhất
1.3/ Đối với những người có trình độ tiếng anh tốt
Việc tự học solidworks càng dễ dàng hơn nữa khi rất nhiều tài liệu được chia sẻ bằng tiếng anh trên các diễn đàn, facebook, blog,….Vô số những video hướng dẫn chất lượng trên Youtube, vimeo,…Hoặc đơn giản là có thể học thông qua các video training, tài liệu của hãng Dassault Systems phát hành đi kèm với mỗi phiên bản. Nếu có điều kiện về mặt kinh tế tốt thì có thể mua các tài liệu trả phí hoặc những khóa học online trên lynda.com, pluralsight.com, udemy.com, solidprofessor.com
2/ Tham gia khóa học tại các trung tâm đào tạo phần mềm:
Đây thường là cách những người đi làm lựa chọn để có thể học solidworks một cách nhanh chóng nhất mà vẫn đầy đủ kiến thức áp dụng cho công việc. Các giảng viên đào tạo tại trung tâm hầu hết là những người đi làm trong lĩnh vực thiết kế cơ khí tại nhiều công ty, kiến thức mà họ mang lại không hề mang tính lý thuyết hàn lâm mà nó là thực tế cho công việc. Ngoài ra sẽ có rất nhiều kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sử dụng phần mềm Solidworks nhiều năm cũng sẽ truyền đạt vào từng bài học
Thông thường những trung tâm đào tạo cho người đi làm thường mang tính chất “cầm tay chỉ cách làm” nên chắc chắn quá trình học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn, những khó khăn và thắc mắc sẽ điều được giải quyết bởi người hướng dẫn.
2.1/ Giới thiệu trung tâm ADVANCECAD
Hiện tại không có quá nhiều trung tâm đào tạo phần mềm Solidworks tại Việt Nam, phần lớn là các cá nhân tự phát chỉ đào tạo với mục đích là học người biết sử dụng phần mềm.
Trung tâm ADVANCECAD đã hoạt động từ năm 2014 trong lĩnh vực đào tạo phần mềm CAD/CAM, Đây là công ty đào tạo có đầy đủ hóa đơn – chứng từ, cấp chứng chỉ nghề cho học viên, giới thiệu việc làm.
Nếu bạn quan tâm muốn học solidworks có thể tham khảo: Khóa học Solidworks ADVANCECAD
Từng bước học để thành thạo với phần mềm Solidworks khi chưa biết gì !
Yêu cầu tối thiểu đối với một người có thể học được Solidworks là: Biết sử dụng máy vi tính và đọc được bản vẽ kỹ thuật cơ khí
# Sử dụng máy vi tính: Không cần yêu cầu quá cao (sử dụng bàn phím, chuột, một số thao tác cơ bản trên Windows) vì đơn giản khi làm việc với phần mềm chỉ tập trung hầu hết ở phạm vi giao diện người dùng trên phần mềm
# Đọc hểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí: Đây có thể thể nói là một yêu cầu quan trọng, vì đề có thể dựng các mô hình 3D cần phải đọc và hiểu được bản vẽ 2D (Ở một số công ty công việc của nhân viên thiết kế solidworks chỉ là mô hình hóa 3D lại các bản vẽ 2D). Hơn nữa đây cũng là một phần quan trọng khi bạn xuất bản vẽ 2D, cần phải hiểu thì mới có thể chính sửa được, những cách ghi về kích thước – dung sai – tiêu chuẩn – yêu cầu kỹ thuật điều cần phải đúng như tiêu chuẩn hiện hành.
Những nội dung và lộ trình trên Solidworks
Phần mềm Solidworks có 3 nội dung chính: Thiết kế (CAD) – Mô phỏng, tính toán, phân tích (CAE) – Lập trình gia công cho máy CNC (CAM). Phần lớn ở Việt Nam và cả thế giới môi trường thiết kế là được sử dụng nhiều nhất.
Mục tiêu đầu tiên của người học là phải biết thiết kế solidworks cơ khí (Có thể vẽ được bất kỳ một sản phẩm nào). Khi đã có nền tảng kiến thức việc chọn lựa học tiếp sau đó là tùy vào khả năng, nhu cầu và công việc của mỗi người:
- Nếu bạn chỉ học để thiết kế các sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí hoặc một số lĩnh vực khác liên quan thì từ cơ bản biết biết cố gắng luyện thêm và trau dồi những kỹ thuật làm việc nhanh với phần mềm.
- Nếu muốn đảm nhiệm toàn bộ công việc từ thiết kế đến gia công thì sẽ học thêm module gia công trên Solidworks: SolidCAM, Mastercam for Solidworks, SolidworksCAM
- Nếu làm về khuôn mẫu thì học tiếp module thiết kế khuôn Mold Tool
- Đi theo lĩnh vực thiết kế các sản phẩm dạng tấm: Tủ điện, bàn ghế, kệ – tủ, thùng chứa, vỏ bọc kim loại thì học môi trường thiết kế kim loại tấm – Sheet Metal
- Nếu muốn thiết kế các sản phẩm dạng bề mặt, nhiều biên dạng mỏng phức tạp khác nhau thì học về thiết kế bề mặt – Surface
- Nếu đi theo hướng thiết kế các kết cấu khung hàn: Nhà xưởng, Bàn nghế, trụ tải điện cao thế 500 KV, khung giàn công nghiệp thì học về Weldment
- Nếu phải tính toán thiết kế máy phân tích về độ bền sản phẩm thì sử dụng đến môi trường CAE (Solidworks Simulation)
1. Thiết kế CAD
Trong môi trường thiết kế có 2 nhóm chính: Thiết kế cơ khí cơ bản – nền tảng, các module nâng cao
1.1 Thiết kế cơ khí cơ bản
Đây là nội dung người bất kỳ người học nào cũng phải biết đầu tiên, sau đó việc học nâng cao mới được tiếp tục. Những module nâng cao cũng sẽ thừa kế rất nhiều từ nội dung cơ bản này. Trong phần này người học cần năm 4 phần chính: Vẽ sketch 2D, Dựng các khối 3D từ sketch 2D, Lắp ráp các chi tiết thành cụm hoàn chỉnh, xuất bản vẽ 2D chi tiết và bản vẽ lắp.
# Vẽ sketch 2D: Khá giống với việc thiết kế bản vẽ trên phần Autocad. Có đầy đủ những lệnh tạo đối tượng đường thẳng, đường tròn, hình chữ nhật,…hay những lệnh hiệu chỉnh bên dạng 2D: trim, extend, fillet, chamfer,…Nếu đã sử dụng qua Autocad sẽ giúp việc học nội dung này trở nên rất dễ dàng
# Dựng khối 3D: Đây là nội dung chính mà người học phải quan tâm và tập trung nhiều vào nó vì nó là nền tảng quan trọng cho nhiều kiến thức sa này. Nguyên tắt tạo khối trên Solidworks là dựa hoàn toàn vào việc tạo khối và cắt xén khối, những mô hình khối 3D sẽ tạo dựa vào sketch 2D đã tạo với các công cụ: Extrude, Revole, Sweep,….và các lệnh cắt xén khối: Fillet, Chamfer,….hoặc một loạt những công cụ có tính chất tạo nhanh, hàng loạt đối tương: Mirror, Pattern,..
# Lắp ráp các chi tiết: Với các sản phẩm là một cơ cấu, máy móc hoàn chỉnh việc thiết kế mô hình 3D phải trải qua 2 giai đoạn: Thiết kế từng bộ phận nhỏ (Part) sau đó lắp ráp chúng lại thành mô hình hoàn chỉnh (Assembly), cần phải hiểu toàn bộ những quy tắt về bậc tự do của cơ cấu trong cơ khí và những chức năng tạo ràng buộc liên kết giữa các đối tượng
Xuất bản vẽ 2D (Drawing): Đây là môi trường cho phép tạo các hình hiếu 2D từ mô hình 3D đã được thiết kế, có thể thực hiện các phép chiếu trực giao và phép chiếu trục đo. Trong môi trường này sử dụng được toàn bộ các công cụ về ghi kích thước, tạo khung tên, dung sai, các ký hiệu về độ song song; độ đảo; độ vuông góc, tiêu chuẩn.
1.2 Thiết kế trên các module nâng cao:
Đây bản chất là người học sẽ đi sâu vào những công việc chuyên môn hơn trong lĩnh vực thiết kế, phần mềm Solidworks đã hỗ trợ một số công cu, lệnh chuyên nghiệp để vẽ nhanh những đối tượng cần thiết và đặc trung cho từng lĩnh vực. Trong khuôn khổ là phần mềm Solidworks sẽ có : Thiết kế kim loại tấm (Sheet metal), thiết kế kết cấu khung hàn (Weldment), Thiết bề mặt (Surface), Thiết kế hệ thống đường ống (Routing), Thiết kế khuôn mẫu (Mold Tool). Đối với các nội dung nâng cao này, tùy thuộc vào yêu cầu công việc mà lựa chọn học sau khi đã nắm đầy đủ về thiết kế cơ bản trên Solidworks.
[row ] [col span=”1/2″ ] [/col] [col span=”1/2″ ] [/col] [/row] [row ] [col span=”1/2″ ] [/col] [col span=”1/2″ ] [/col] [/row]2. Tính toán – mô phỏng – phân tích CAE
CAE là phả năng cho phép người dùng mô phỏng quá trình hoạt động thực tế bằng cách đặt các lực tác dụng và sản phẩm, thông qua phương pháp phần từ hữu hạn phần mềm sẽ cho ra kết quả ở nhiều dạng: ứng suất, nhiệt độ,.. từ đó chuẩn đoán về độ bền các chi tiết và đưa ra cảnh báo về vị trí nguy hiểm (dễ bị gẩy, phá vỡ) đi đi vào hoạt động, mô phỏng dòng chảy. Người thiết kế sẽ căn cứ vào đó mà thực hiện việc thiết kế lại mô hình cho phù hợp, tính năng này khá là ít người sử dụng tại Việt Nam nếu có nhu cầu thật sự thì hãy học nó sau khi đã biết toàn bộ về thiết kế cơ khí
3. Lập trình gia công CNC (CAM)
Để có thể thực hiện lập trình gia công trên môi trường phần mềm Solidworks người dùng có thể sử dụng các Add-in đi kèm: Mastercam for solidworks và SolidCAM, đây là 2 plugin được viết để giải quyết nhu cầu gia công mà công cần đến một phần mềm thư 2, nó được trang bị đầy đủ những chức năng về gia công 2D,3D, nhiều trục, cắt dây. Từ phiên bản 2018 hãng Dassault Systems đã tích hợp môi trường gia công vào phần mềm trực tiếp nhờ việc hợp tác với hãng CAMWORKS – SOLIDWORKSCAM (nhưng hiện tại chỉ hỗ trợ đến lập trình gia công 3 trục)