Nội dung bài viết
1/ Mục đích
Để kiểm tra áp suất nén trong các xy lanh của động cơ, người ta sử dụng đồng hồ đo áp suất nén (Compression Tester).
Đồng hồ đo áp suất nén dùng để kiểm tra tình trạng hiện hữu của piston xéc-măng-xy lanh, độ kín của joint nắp máy và độ kín của các xú pap.
[row ] [col span=”1/2″ ] [/col] [col span=”1/2″ ] [/col] [/row]
2/ Yêu cầu
- Biết trước trị số áp suất nén chuẩn của động cơ đang kiểm tra, để so sánh với áp suất nén đo được, nhằm đánh giá đúng tình trạng động cơ còn tốt hay xấu.
- Nếu động cơ còn nổ được, cho động cơ hoạt động trong khoảng thời gian 5 phút để đạt nhiệt độ bình thường.
- Bình accu đầy điện, động cơ khởi động phải tốt để đảm bảo số vòng quay của trục khuỷu.
- Tháo lọc gió. Cánh bướm gió phải mở hoàn toàn.
- Mở cánh bướm ga tối đa để lượng không khí nạp vào các xy lanh động cơ là lớn nhất.
- Tháo tất cả các bu gi để tiết kiệm năng lượng của accu, đảm bảo số vòng quay trục khuỷu cho các lần kiểm tra sau được chính xác.
- Nên dùng contact khởi động bằng tay để khởi động. Trường hợp không có, tháo giắc nối điện cung cấp đến hệ thống đánh lửa và dùng contact máy của xe để khởi động.
- Lựa chọn dây đồng hồ đo áp suất phù hợp với đường kính bu gi và chiều dài phần ren trên nắp máy.
- Chỉ được gá dụng cụ đo vào lỗ bu gi bằng tay.
3/ Phương pháp thực hiện
- Xác định trước trị số áp suất nén chuẩn và trị số áp suất nén giới hạn được cho bởi nhà chế tạo và áp suất giới hạn là 9kg/cm trong các tài liệu kỹ thuật. Áp suất chuẩn của các động cơ hiện nay là 12kg/cm(vuông)
- Gá đồng hồ đo áp suất nén qua lỗ bu-gi xy lanh số 1 bằng tay.
- Tháo đầu nối điện đến rơ le khởi động. Nối một dây của dụng cụ khởi động bằng tay vào cực của rơ le đề và cực còn lại của dụng cụ được nối với cực dương của accu.
- Ấn contact dụng cụ tay để khởi động, lúc này kim đồng hồ sẽ dao động. Đọc trị số áp suất nén cao nhất và ghi chú.
CHÚ Ý:- Lần nén đầu tiên, trị số áp suất nén trên đồng hồ là bé nhất và sau đó tăng dần do số vòng quay của trục khuỷu động cơ gia tăng cho đến khi ổn định.
- Khi đo không để kim đồng hồ dao động quá 4 lần. Do lần nén thứ 5, áp suất nén đã bão hòa.
- au khi ghi chú trị số áp suất nén của xy lanh số 1. Xả đồng hồ và kiểm tra áp suất nén của các xy lanh còn lại.
- Nhỏ qua lỗ bu gi từ 5 đến 8 giọt nhớt và đo lại áp suất nén của các xy lanh một lần nữa. Bước kiểm tra này được gọi là kiểm tra áp suất nén của động cơ ở trạng thái ướt. Ghi chú các trị số.
4/ Nhận xét
- Người ta kiểm tra áp suất nén ở trạng thái ướt với mục đích là gia tăng độ kín của xéc măng. Từ đó đánh giá tình trạng động cơ cho chính xác.
- Trường hợp hở joint nắp máy giữa xy lanh và bề mặt bên ngoài, nhận biết bằng cách quan sát các bọt khí thoát ra ở mép lắp ghép giữa xy lanh và nắp máy.
- Nếu nắp máy, xy lanh bị nứt hoặc hở joint giữa xy lanh với các lỗ nước làm mát thì áp suất nén thấp, động cơ nổ không đều và nước làm mát sôi rất nhanh.
- Khi piston bị bể hoặc xéc măng gãy thì áp suất nén thấp. Khi động cơ hoạt động, lượng khói gia tăng ở lỗ thông hơi các-te động cơ rất mạnh.
- Nếu áp suất nén của một động cơ là bình thường, áp lực nén làm cho kim dao động lần đầu sẽ cao và ngược lại.