Cấu tạo, công dụng, cách đọc số đo thước panme

1/ Cấu tạo

  • Giới hạn thước đo: 0 ÷ 25; 25 ÷ 50; 50 ÷ 75; 75 ÷ 100.
  • Giá trị khoảng cách mỗi vạch trên thân thước chính bằng 1mm được xếp 2 bên vạch chuẩn xen kẽ nhau 0.5mm.
  • Độ chính xác của thước panme: 0,01 mm.

 

 

2/ Công dụng

Dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu. Phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng.

 

3/ Cách đo

  • Nới lỏng vít kẹp, văn nút vặn để đầu đo di động theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
  • Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó văn nút vặn để đầu đo  di động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước cần đo, nếu đo đường kính thì đầu đo phải nằm trên đương kinh chi tiết).
  • Đọc trực tiếp kết quả đo được hoặc siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.

Chú ý: Không được xoay thân thước phụ khi 2 đầu đo chạm vào mặt chi tiết có  thể làm chi tiết biến dạng, kích thước không chính xác.

 

4/ Cách đọc số đo

Kích thước đo được xác định tùy thuộc vào vị trí của mép ống động, đó là phần thước chính nằm bên trái mép ống động và đây là “phần nguyên” của thước.  Đồng thời căn cứ vào số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên  ống cố định, lấy số thứ tự vạch đó nhân giá trị thước (hay độ chính xác của thước) sẽ là giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo.

 

 

5/ Phân loại

Panme đo kích thước ngoài, panme đo kích thước lỗ, panme điện tử…

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.