Nội dung bài viết
1/ Cấu tạo
- Giới hạn thước đo: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm.
- Giá trị trên thân thước chính, khoảng cách mỗi vạch bằng 1 mm.
- Giá trị trên thân thước phụ bằng độ chính xác của thước.
- Độ chính xác của thước gồm: 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 mm
Cấu tạo thước cặp
2/ Công dung
Dùng để đo các kích thước ngoài, kích thước lỗ, đo độ sâu.
a/ Đo kích thước ngoài
- Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn kích thưóc của chi tiết cần đo.
- Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước ngoài hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích thước cần đo).
- Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
b/ Đo kích thước lỗ
- Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn kích thưóc lỗ của chi tiết cần đo.
- Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước lỗ hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích thước cần đo).
- Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
3/ Cách đọc số đo trên thước
- Phần số nguyên (mm) đọc trên thân thước chính của thước tương ứng với vạch 0 của thân thước phụ gần trùng với vạch trên thân thước chính.
- Phần số lẽ bằng số vạch tính từ 0 của thân thước phụ đến vạch nào trên thân thước phụ gần trùng nhất với vạch chia bất kỳ trên thưóc chính rồi nhân số vạch đó với độ chính xác của thước.
Cách đọc số đo kích thước trên thước cặp
4/ Phân loại
Hiện nay trên thị trương có rất nhiều loại thước căp với độ chính xác cao như thước cặp đồng hồ, thước cặp điện tử …
Thước cặp đồng hồ và thước cặp điện tử
Cái này mình sử dụng cách đây 14 năm rồi